Cách xử lý mái nhà bị nứt hiệu quả triệt để 100%

Nguyên-nhân-mái-nhà-bị-nứt
5/5 - (1 bình chọn)

Cách xử lý mái nhà bị nứt như thế nào là hiệu quả nhất? Những ngôi nhà sử dụng lâu năm, nguyên nhân nứt góc trần nhà xuống cấp xuất hiện tình trạng mái bị nứt là điều không có gì ngạc nhiên. Nhưng có những ngôi nhà mới xây cũng có hiện tượng này, điều này khiến gia chủ lo lắng, băn khoăn về cách về cách xử lý khắc phục. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý qua bài viết dưới đây.

Nguyên-nhân-mái-nhà-bị-nứt

Nguyên nhân gây ra hiện tượng mái nhà bị nứt

Để có thể áp dụng các cách xử lý mái nhà bị nứt được hiệu quả, triệt để, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định chính xác nguyên nhân khiến mái nhà bị nứt. Theo các chuyên gia, những ngôi nhà xây lâu năm có hiện tượng bị nứt mái là do chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Với những ngôi nhà xây mới thì nguyên nhân là do:

Do trồng cây trên mái nhà

Nhiều gia đình có sở thích trồng cây trên mái nhà để lấy bóng mát. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng, không phải loại cây nào cũng có thể trồng được trên mái. Một số cây có sự phát triển nhanh sẽ tác động đến vật liệu chống thấm của ngôi nhà gây nên hiện tượng nứt mái nhà.

Trong trường hợp này, để áp dụng cách xử lý mái nhà bị nứt bạn nên loại bỏ cây trồng trên mái nhà, có thể tham khảo chọn loại phù hợp để tránh tái diễn thấm dột.

Do nền móng bị sụt lún

Những ngôi nhà xây dựng trên nền đất thuộc dạng yếu như ao, hồ, đất mượn,… cần có giải pháp móng tối ưu để đảm bảo ngôi nhà sắp xây đạt chất lượng cao. Thế nhưng, vì để tiết kiệm hay lý do nào đó, nhiều gia đình đã bỏ qua bước quan trọng này dẫn đến tình trạng sụt lút.

Khi nghiên cứu cách xử lý mái nhà bị nứt, người ta phát hiện ra, nền móng bị sụt làm thay đổi kết cấu ngôi nhà hay khoảng cách giữa các cột không đồng đều đều gây ra tình trạng nứt mái.

Do kết cấu quá tải

Trong quá trình định hướng kết cấu, kỹ sư đã có sự nhầm lẫn dẫn đến sai sót trong thi công. Hoặc thợ tự tính toán kết cấu trọng tải theo cảm tính, làm khả năng trọng tải của ngôi nhà không phù hợp.

Do bê tông không đạt chất lượng chuẩn

Các thành phần cấu tạo nên bê tông mái nhà có chất lượng không đạt chuẩn gây ảnh hưởng đến chất lượng sàn mái. Hoặc những lần đổ bê tông có sự khác biệt khiến chúng không có sự liên kết, dẫn tới nứt gãy. Khi đó, việc áp dụng cách xử lý mái nhà bị nứt đòi hỏi thợ phải có kỹ thuật và tay nghề cao.

Do cốt thép không đảm bảo

Cốt thép xây dựng trên nền bê tông bị ướt hoặc tiếp xúc với oxy gây nên tình trạng rỉ sét và ngày càng biến dạng, dần dần đẩy bê tông ra và gây gãy nứt. Khi đó, công tác thực hiện các cách xử lý mái nhà bị nứt cần được tiến hành càng sớm càng tốt.

Các yếu tố bên ngoài

Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm nên nhiệt độ ở các mùa có sự chênh lệch khá lớn. Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao làm mọi thứ đều nở ra nhưng khi mưa xuống thì thu vào rất nhanh làm ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà, công trình cũng xuống cấp nhanh theo.

Khi mùa mưa kéo dài gây ra tình trạng ẩm thấp, nước ngấm dần vào trần nhà trong 1 thời gian dài cũng gây tình trạng xấu cho mái.

xử-lý-vết-nứt-mái-nhà

Trần nhà bị nứt ngang, Mái nhà bị nứt có nguy hiểm hay không?

Với những vết nứt nông, nhỏ như vết chân chim thì chúng sẽ không phát triển thêm nên sẽ không gây nguy hiểm gì, tuy nhiên chúng làm mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà.

Đối với vết nứt sâu, dài và rộng do vết nứt bê tông sâu bên trong thì khá nguy hiểm vì nó sẽ ảnh hưởng đến kết cấu toàn bộ ngôi nhà. Trong tình huống xấu nhất, các mảng bê tông rụng xuống gây nguy hiểm cho mọi người trong nhà. Lúc này, gia chủ phải áp dụng ngay những cách xử lý mái nhà bị nứt để đảm bảo an toàn cho các thành viên.

Phân loại vết nứt mái nhà

Người ta phân vết nứt mái nhà thành 2 loại chính: phân loại theo nguyên nhân xuất hiện và phân loại theo mức độ nguy hiểm. Dựa vào sự phân loại này để chọn cách xử lý mái nhà bị nứt phù hợp.

Theo nguyên nhân xuất hiện

Vết nứt do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng: dư chấn động đất, bị đâm đụng, nhà bên cạnh xây dựng…

Vết nứt do sự tác động của cốt thép ứng lực trước lên bê tông.

Vết nứt công nghệ do co ngót bê tông, mức độ đầm vữa bê tông kém, việc chưng hấp bê tông không đều, chế độ nhiệt-ẩm không ổn.

Vết nứt hình thành do cốt thép bị ăn mòn và một số nguyên nhân khác…

Theo mức độ nguy hiểm

Vết nứt chứng tỏ tình trạng kết cấu nguy hiểm (cách xử lý mái nhà bị nứt trước tiên là gia cố kết cấu bê tông)

Vết nứt làm tăng độ thấm hút nước của bê tông

Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép/bê tông bị ăn mòn mạnh.

Vết nứt thường, loại vết nứt này không gây nguy hiểm cho kết cấu (bề rộng vết nứt gãy thường không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn).

Cách xử lý mái nhà bị nứt

Khi biết được nguyên nhân và đánh giá tình trạng vết nứt có nguy hiểm không, chúng ta tiến hành các cách xử lý mái nhà bị nứt. Nội dung tiếp theo của bài viết là một số cách để trám vá lại những vết nứt trên mái nhà, giúp ngăn ngừa thấm nước, tạo lại liên kết giữa các mảng phân tách trên trần nhà.

Cách xử lý chống thấm mái nhà hiệu quả tiết kiệm khi mái bị nứt

Với cách khắc phục này, chúng ta chỉ cần những dụng cụ dễ tìm và loại vật liệu phổ biến nên khá kinh tế mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao.

Cách-xử-lý-vết-nứt-mái-nhà-hiệu-quả

Bước 1:

Định vị chính xác vết nứt. Có thể dùng quả dọi định vị từ phía dưới sàn, sau đó sẽ dựa vào kích thước đo đạc để định vị chính xác vị trí vết nứt ngay trên mái. Đây là bước cơ bản khi áp dụng cách xử lý mái nhà bị nứt.

Bước 2:

Tiến hành đục gạch tại vị trí nứt, khi đã xác định chính xác vết nứt, tiến hành đục đến khi nào vết nứt kết thúc thì thôi.

Bước 3:

Dùng máy mài bê tông cầm tay mài sạch sẽ để vết nứt hiện ra rõ ràng hơn.

Bước 4:

Sử dụng máy cắt cầm tay, cắt mở rộng vết nứt ra hai bên theo hình chữ V với chiều sâu khoảng 2 – 3cm

Bước 5:

Vệ sinh sạch sẽ vết nứt sau cắt

Bước 6:

Dùng hồ dầu kết nối (gồm xi măng + nước + phụ gia Latex) tưới lên bề mặt vết nứt rồi đổ vữa Grout lên vết nứt cho bằng mặt sàn mái.

Bước 7:

Sau khi vữa Grout hoàn toàn khô kết, tiến hành quét phụ gia chống thấm Neoproof PU360 lên vết nứt đồng thời rải lưới thủy tinh gia cường lên khi lớp chống thấm thứ nhất chưa khô.

Bước 8:

Sau khi lớp Neoproof PU360 thứ nhất khô, quét thêm 1 đến 2 lớp nữa. Sau khi đã khô hoàn toàn, tiến hành láng vữa chống thấm và lát lại gạch.

Bước 9:

Ngâm thử nước và tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình cho chủ đầu tư.

Với cách xử lý mái nhà bị nứt như trên, đảm bảo 100% công trình không còn bị thấm do vết nứt mà chi phí cũng tiết kiệm hơn rất nhiều so với phương án chống thấm lại toàn bộ sàn mái mà độ bền cũng đạt trên 10 năm. Lưu ý, cách xử lý này chỉ có ý nghĩa bền mặt chống thấm chứ không có tác dụng về mặt kết cấu chịu lực của công trình.

CÔNG TY TNHH VẬT LIỆU & GIẢI PHÁP XÂY DỰNG SEA VIỆT NAM

Địa chỉ: Lô 55 khu TT 2 thuộc dự án Khu gia đình quân đội K98 – NT, Phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Hotline: 0981 09 09 08 – 0585 76 76 79
Email: seawaterproofing@gmail.com
Fanpage: Chống thấm – hóa chất xây dựng Sea Việt Nam
Website: https://seavietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh liên hệ
Hotline: 0981.09.09.08 ;
Gọi cho chúng tôi
Gọi cho chúng tôi