Chống thấm polyurethane là gì? Ưu nhược điểm của polyurethane

Chống-thấm-Polyurethane
5/5 - (1 bình chọn)

Chống thấm là giải pháp tốt nhất để giữ gìn chất lượng, nâng tầm giá trị và tuổi thọ của công trình. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp chống thấm gì, vật liệu nào để chống thấm thì không phải dễ. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn thông tin về chống thấm polyurethane.

Chống thấm polyurethane là gì?

Sơn chống thấm polyurethane là loại sơn chống thấm gốc PU 2 thành phần. Sơn sử dụng vật liệu tạo màng urethane với thành phần chính gồm nhựa polyurethane có thể chống thấm từ trong bê tông hoặc từ ngoài vào. Đây là dòng sơn có hệ lăn rulo (0.03mm) và hệ đổ 1 – 5mm tùy vào hiện trạng và nhu cầu của khách hàng. Với những công trình có sàn lộ thiên như tầng mái, sân thượng, bãi đỗ xe,… thì việc ứng dụng loại sơn này trong chống thấm sẽ mang lại hiệu quả cao và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Chống-thấm-Polyurethane

Đặc tính của sơn chống thấm polyurethane

Sơn chống thấm polyurethane có nhiều đặc tính vượt trội hàng đầu hiện nay như:

Khả năng co dãn tốt nhờ có lớp màn đàn hồi cao có thể thích hợp với cả về mặt dãn nở nhiệt hay nứt vỡ do kết cấu công trình.

Độ bám dính cao trên nhiều chất liệu khác nhau như gạch đá; hồ vữa; bê tông;….

Chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết nên khả năng lão hóa rất chậm so với nhiều loại vật liệu khác.

thùng sea polyurethane

Ưu – nhược điểm của sơn polyurethane

  • Các ưu điểm phải kể đến của sơn chống thấm polyurethane là:
  • Có thể chịu được tác động từ tia UV tốt.
  • Độ bám dính cực cao, có thể bám dính trên nhiều kiểu bề mặt khác nhau.
  • Tính đàn hồi của vật liệu tốt.
  • Chịu được nhiệt độ cao.
  • Có khả năng ngăn chặn rêu mốc.
  • Tính thẩm mỹ của sản phẩm cao, màu sắc đa dạng, phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau.
  • Chống thấm bề mặt cực tốt và hiệu quả.
  • Tuy nhiên, sản phẩm nào cũng sẽ có những nhược điểm nhất định. Nhược điểm của sơn polyurethane là:
  • Giá thành sản phẩm cao và phụ thuộc vào nhiều vấn đề nên rất khó để sử dụng.
  • Có nhiều yêu cầu về bề mặt như: mặt sàn nền phải được làm vệ sinh thật sạch sẽ; độ mác tối thiểu phải từ 250 trở lên, nếu bê tông non thì phải gia cố thêm một lớp vữa ngăn ẩm 2 thành phần; độ ẩm bề mặt dưới phải kiểm soát dưới 5%.
  • Độ bền sản phẩm giới hạn từ 5 – 7 năm tùy thuộc vào nhiều tác động khác nhau.
  • Tay nghề thợ thi công cần cao và tỉ mỉ.

Phân loại sơn chống thấm polyurethane

Hiện sơn polyurethane được chia thành 2 loại chính gồm:

  • Sơn chống thấm 1 thành phần: các hợp chất sẽ được tổng hợp sẵn trong một đơn vị thành phẩm, chỉ cần mở nắp và thi sử dụng. Hợp chất sẽ phản ứng và lưu hóa nếu gặp không khí bên ngoài.
  • Sơn chống thấm 2 thành phần: hợp chất được tổng hợp trong 2 đơn vị riêng biệt; khi thi công cần trộn các hợp chất này với nhau để tạo phản ứng đóng rắn bằng liên kết hóa học.

Sơn chống thấm polyurethane dùng ở vị trí nào là tốt nhất?

Nên sử dụng sơn polyurethane cho các vị trí sau:

  • Bể bơi, bể chứa nước sinh hỏa, bể xử lý nước thải, sàn thể thao, bể nuôi thủy hải sản,….
  • Khu vực cần chống thấm như sàn nhà vệ sinh; ban công; sàn cầu thang máy; sân thượng;….

CÔNG TY TNHH VẬT LIỆU & GIẢI PHÁP XÂY DỰNG SEA VIỆT NAM

Địa chỉ: Lô 55 khu TT 2 thuộc dự án Khu gia đình quân đội K98 – NT, Phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Hotline: 0981 09 09 08 – 0585 76 76 79
Email: seawaterproofing@gmail.com
Fanpage: Chống thấm – hóa chất xây dựng Sea Việt Nam
Website: https://seavietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh liên hệ
Hotline: 0981.09.09.08 ;
Gọi cho chúng tôi
Gọi cho chúng tôi